Bài tập dòng điện xoay chiều 8

ĐỀ BÀI
Đặt một điện áp u=U0cos(ωt) với ω không đổi vào đoạn mạch AB gồm các đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp. Giữa hai điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có điện trở r và giữa NB là tụ điện C. Khi R = 75  thì đồng thời có biến trở R tiêu thụ công suất cực đại và thêm bất kỳ tụ điện C’ nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ điện C vẫn thấy UNB giảm. Biết các giá trị r, ZL, ZC và tổng trở Z là các số nguyên và U0 = 150$\sqrt 2 $V. Tính r, ZL và ZC?

GIẢI

Khi R biến đổi mà công suất trên R cực đại thì ta có
     $R = \sqrt {{r^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} $    (*)
Suy ra
     (ZL – ZC)2 = R2 – r2 = 752 – r2.   
Tổng trở của mạch là 
     $Z = \sqrt {{{(R + r)}^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}}  = 5\sqrt 6 \sqrt {75 + r} $
Vì Z là số nguyên nên ta phải có
     $\sqrt {75 + r}  = k\sqrt 6 $   với k = 1, 2, 3, ....
Mặt khác ta thấy 6k2 > 75  Þ  k > 3,53
và theo (*) thì R > r   Þ  75 > 6k2 – 75  Þ  k < 5
Vậy  k = 4. Thay vào trên ta tính được   Z = 120(W)  và  r = 21(W).
Theo đề ra khi thêm tụ C’ vào mạch thì UNB luôn giảm nên lúc đó UC đang cực đại.
Khi đó u sẽ vuông pha với uRrL.
Vẽ giản đồ véc-tơ và dùng hệ thức đường cao tam giác vuông ta có
            (R+r)2 = ZL(ZC – ZL)
    Þ   ZL = 128(W)  và  ZC = 200(W) đều thỏa mãn điều kiện là số nguyên.