Bài tập dao động cơ 4

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo có khối lượng m = 0,1kg và độ cứng k = 10N/m nằm trên mặt phẳng ngang. Ban đầu vật đứng yên ở vị trí lò xo không biến dạng. Truyền cho vật vận tốc v= 0,2$\sqrt 5 $m/s dọc theo trục lò xo và theo hướng làm lò xo co lại. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,05. Lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn vận tốc của vật khi vật đi được 10cm.
A. 0,950m/s.
B. 0,300m/s.
C. 0,245m/s.
D. 0,060m/s.

Bài toán cực trị vật lý 10

Trong chương trình vật lí lớp 10, có khá nhiều bài tập liên quan đến việc tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một đại lượng nào đó. Các bài tập dạng này rải đều ở hầu hết các chương từ động học đến nhiệt học. Việc tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một đại lượng vật lí có thể làm theo nhiều cách khác nhau và tài liệu này sưu tầm giới thiệu những bài toán liên quan đến việc vận dụng kiến thức về cực trị hàm số bậc hai. Đây là một phương pháp giải bài tập rất hiệu quả, nhanh chóng và giúp phát huy được các năng lực toán học.

Sửa lỗi hiển thị tiếng Việt không chuẩn trên giao diện một số phần mềm

Một số phần mềm hỗ trợ giao diện tiếng Việt, như Geometer’s Sketchpad chẳng hạn nhưng khi bạn chọn chuyển sang giao diện tiếng Việt thì phông chữ tiếng Việt lại bị lỗi gây khó khăn cho thao tác sử dụng phần mềm. Để khắc phục hiện tượng này các bạn hãy vào Control Panel của Windows, chọn chế độ xem Small Icon ở chỗ View by rồi bấm vào mục Region ở danh sách phía dưới. Một hộp thoại nhỏ hiện lên, các bạn chọn thẻ Administrative rồi nhìn mục Language for non-Unicode programs xem đã phải là Vietnamese chưa, nếu chưa thì bấm nút Change system locale … để chọn thành Vietnamese.

Kiểm tra xem hệ điều hành Windows là 32 bit hay 64 bit

Để kiểm tra xem hệ điều hành Windows đang chạy trên máy tính của bạn là 32 bit hay 64 bit, các bạn có thể kích chuột phải lên biểu tượng Computer (hoặc This PC tùy theo phiên bản hệ điều hành) ở trên màn hình Desktop hoặc trong trình khám phá Windows Explorer rồi chọn Properties. Hộp thoại System hiện ra và ở dòng System type bạn sẽ đọc và biết được hệ điều hành là 32 bit hay 64 bit.

Bài tập động học 1

ĐỀ BÀI
Một đoàn tàu dài 100m, chạy đều với vận tốc 18km/h. Trên đường quốc lộ song song với đường sắt, có một chiếc xe hơi đang chạy nhanh dần đều với gia tốc là 0,5m/s2 cùng chiều với tàu, khi vừa vượt qua đoàn tàu thì xe hơi có vận tốc là 15m/s. Tính
a) thời gian xe hơi vượt qua đoàn tàu
b) vận tốc lúc xe hơi vừa đuổi kịp đoàn tàu
c) đoạn đường xe hơi phải đi để vượt qua được đoàn tàu

Bài tập từ học 2

ĐỀ BÀI
Một electron nằm giữa hai vùng từ trường đều có hai mặt giới hạn song song và cách nhau đoạn a = 3cm như hình vẽ dưới đây. Biết B1 = 0,8mT; B2 = 0,8mT và các đường sức từ của hai vùng từ trường đều vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và cùng chiều nhau. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là m = 9,1.10-31kg và e = -1,6.10-19C. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Hỏi phải truyền cho electron vận tốc v = 5.106m/s theo hướng nào để sau khi chuyển động qua vùng từ trường B2 và B1 thì electron lại quay về vị trí ban đầu và tính chu kì chuyển động của electron khi đó.

Bài tập từ học 1

ĐỀ BÀI
Có một vùng từ trường đều với cảm ứng từ B=2.10-4T giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với các đường sức từ và cách nhau đoạn b=15cm. Từ vị trí cách mặt giới hạn vùng từ trường đoạn a=3cm, một electron được bắn về phía vùng từ trường với vận tốc có phương vuông góc với các đường sức từ và hợp với mặt giới hạn vùng từ trường góc α=450 như hình vẽ dưới đây. Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là m=9,1.10-31kg và e=-1,6.10-19C. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Tính độ lớn vận tốc của electron để nó
a) ra khỏi vùng từ trường theo phương vuông góc với mặt giới hạn vùng từ trường?
b) có thể quay trở về vị trí ban đầu? Điều kiện của b khi đó là gì?

Bài tập các định luật bảo toàn 1

ĐỀ BÀI
Một vật có khối lượng 4kg ở độ cao z1=10m được thả rơi tự do (v1=0). Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10m/s2.
a) Tính cơ năng của vật?
b) Tại vị trí nào vật chuyển động với vận tốc là 5m/s?
c) Tìm vận tốc của vật khi nó có động năng bằng thế năng?

Gắn MathType vào Word 2016

Sau khi đã cài đặt MathType, nhưng mở Word 2016 và ta vẫn không thấy thực đơn của MathType xuất hiện. Các bạn hãy làm theo các bước sau

Bước 1: Kiểm tra xem Office 2016 của bạn là 32 bit hay 64 bit. Muốn vậy các bạn hãy khởi động Word lên (hoặc Exel hay PowerPoint cũng được), rồi bấm File. Chọn mục Account, rồi bấm nút About Word. Một hộp thoại hiện lên và bạn sẽ biết được Office là 32 bit hay 64 bit.

Đề ôn tập cuối năm vật lý 11 (2)

Năm học 2017 – 2018, đề thi THPT quốc gia được dự kiến là sẽ bao gồm cả nội dung chương trình vật lý lớp 12 và lớp 11. Nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và nhớ lại các kiến thức và các dạng bài tập trong chương trình vật lý lớp 11, chúng tôi sẽ giới thiệu một số đề ôn tập vật lý 11. Đề số 2 này gồm 71 câu trắc nghiệm lí thuyết và bài tập bao quát nội dung toàn bộ lớp 11. Hi vọng tài liệu này sẽ góp phần giúp đỡ các bạn học sinh lớp 12 khóa 2017 – 2018 trong quá trình ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.

Bài tập tĩnh điện học 1

ĐỀ BÀI
Một ống thủy tinh hình trụ thẳng dài 20cm, kín hai đầu, được đặt cố định và nghiêng 400 so với phương ngang tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 9,8m/s2. Bên trong ống có một quả cầu nhỏ nặng 0,1g và tích điện q=5mC. Biết đường kính của quả cầu nhỏ hơn đường kính ống thủy tinh và hệ số ma sát giữa quả cầu và thành ống là 0,06. Ban đầu quả cầu nằm yên tại đầu dưới của ống thủy tinh. Bằng một cách nào đó người ta tạo ra một điện trường đều nằm ngang và có cường độ 520V/m ở không gian xung quanh ống thủy tinh làm cho quả cầu chuyển động trong ống. Va chạm giữa quả cầu với hai đầu ống là hoàn toàn đàn hồi. Điện tích của quả cầu không bị ảnh hưởng bởi ma sát và va chạm giữa quả cầu với ống.
a) Tính quãng đường mà quả cầu đi được cho đến khi dừng lại?
b) Sau đó, người ta đột ngột đổi chiều điện trường. Tính quãng đường quả cầu đi thêm được?

Bài tập dòng điện không đổi 2

ĐỀ BÀI
Cho mạch điện như hình vẽ dưới dây, trong đó E1 = 6V; r1=1Ω; r2=3Ω; R1=R2=R3=6Ω.
a) Vôn kế V (điện trở rất lớn) chỉ 3V. Tính suất điện động E2.
b) Nếu đổi chỗ hai cực của nguồn E2 thì số chỉ vôn kế V là bao nhiêu?

Bài tập dòng điện không đổi 1

ĐỀ BÀI
Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2,5A. Dùng bếp này đun sôi được 1,25kg  nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200(J.kg–1.K–1).

Bài tập dòng điện xoay chiều 2

ĐỀ BÀI
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch L,R,C mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Điện áp hai đầu  đoạn  các  đoạn  mạch  chứa  L,R  và  R,C  lần  lượt  có  biểu  thức:  uLR = 150cos(100πt  +  π/3)V;  uRC = 50$\sqrt 6 $cos(100πt – π/12)V. Cho R = 25Ω. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng
A. 3A.
B. 3$\sqrt 2 $A.
C. 1,5$\sqrt 6 $A.
D. 1,5A.

Bài tập dòng điện xoay chiều 1

ĐỀ BÀI
Trong giờ thực hành vật lý, học sinh mắc nối tiếp một quạt điện xoay chiều với điện trở R rồi mắc hai đầu đoạn mạch này vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 380V. Biết quạt điện này có các giá trị định mức 220V-88W và khi hoạt động đúng công suất định mức thì độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu quạt và cường độ dòng điện qua nó là j, với cosj=0,8. Để quạt điện này chạy đúng công suất định mức thì R bằng
A. 354W.
B. 361W.
C. 267W.
D. 180W.

Bài tập sóng cơ 2

ĐỀ BÀI
Ba điểm A,B,C trên mặt nước là ba đỉnh của tam giác đều có cạnh 16cm trong đó hai nguồn A và B là hai nguồn phát sóng có phương trình u1= u2= 2cos(20πt)cm, sóng truyền trên mặt nước có biên độ không đổi và có tốc độ 20cm/s. Gọi I là trung điểm của AB. Khi có giao thoa sóng trên mặt nước hãy tính số điểm dao động cùng pha với điểm I trên đoạn IC (không tính điểm I)?

Bài tập sóng cơ 1

ĐỀ BÀI
Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11cm đều dao động theo phương trình u=acos(20πt)mm trên mặt nước và tạo ra giao thoa sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4m/s và biên độ mỗi sóng không đổi khi truyền đi. Điểm M gần S1 nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 một khoảng bao nhiêu?

Bài tập dao động cơ 3

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng  100g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bắn vào quả cầu A dọc theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 1m/s. Va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là 0,1 và lấy g = 10m/s2. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là bao nhiêu?

Bài tập dao động cơ 2

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng m=100g gắn vào một lò xo có độ cứng k=10N/m. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn rồi thả ra. Vật đạt vận tốc cực đại lần thứ nhất tại O và vmax=60cm/s. Tính quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại.

Bài tập dao động cơ 1

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau. Biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: x = 2cos(5πt+π/3)cm và y = $\sqrt 3 $cos(5πt+π/12)cm. Tính khoảng cách nhỏ nhất và khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động.