Bài tập dao động cơ 12

ĐỀ BÀI
Cho hai dao động điều hòa cùng phương với các phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + 0,35) cm  và  x2 = A2cos(ωt – 1,57) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình là  x = 20cos(ωt + φ) cm. Giá trị cực đại của (A1 + A2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm.
D. 35 cm.

Bài tập dao động cơ 11

ĐỀ BÀI
Tổng hợp hai dao động x1 = 4cos(ωt + p/3)cm và x2 = A2cos(ωt + φ2)cm được dao động có phương trình là x = 2cos(ωt + φ)cm. Biết  φ – φ2 = p/2. Tính giá trị của A2 và φ?

Bài tập tĩnh học 1

ĐỀ BÀI
Một vật có trọng lượng P = 100N được giữ đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc α bằng lực F có phương nằm ngang như hình vẽ dưới đây. Biết tanα = 0,5 và hệ số ma sát trượt µ = 0,2 . Lấy g = 10 m/s2. Tính giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của F

Con lắc đơn chịu thêm lực phụ

Bình thường con lắc đơn dao động trong trường trọng lực P có gia tốc trọng trường là g. Nếu con lắc đơn chịu thêm một lực phụ F nữa thì ta coi như con lắc đơn dao động trong một trường trọng lực biểu kiến P' là hợp lực của trọng lực P và lực phụ F. Dạng bài toán này thuộc loại những bài tập nâng cao trong các đề thi đại học cao đẳng ngày trước và đề thi THPT quốc gia bây giờ. Tài liệu này sưu tầm và giới thiệu hơn 20 bài tập trắc nghiệm liên quan đến dạng bài tập về con lắc đơn chịu tác dụng của lực phụ, bao gồm lực quán tính, lực điện trường và lực đẩy Ác-si-mét. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích phần nào cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong quá trình ôn tập và giảng dạy.

Bài tập dao động cơ 10

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai quỹ đạo gần trùng nhau có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(4πt) cm và x2 = 4sin(4πt) cm. Xác định thời điểm:
a) hai chất điểm gần nhau nhất lần đầu tiên.
b) hai chất điểm cách nhau xa nhất lần đầu tiên. Tính khoảng cách lớn nhất giữa chúng.

Bài tập dao động cơ 9

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 1,2s. Trong một chu kì, nếu tỉ số của thời gian lò xo dãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi ngược chiều lực kéo về là
A. 0,2 s
B. 0,1 s
C. 0,3 s
D. 0,4 s

Bài tập dao động cơ 8

ĐỀ BÀI
Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4pt + p/6) cm. Tìm thời điểm lần thứ 2015 vật qua vị trí x=2cm kể từ lúc t=0?

Bài tập động lực học 2

ĐỀ BÀI
Một vật nhỏ được truyền cho vận tốc ban đầu bằng v0 hướng dọc theo mặt phẳng nghiêng để đi lên trên một mặt phẳng nghiêng, góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng với phương nằm ngang là α. Khi vật đi lên đến điểm cao nhất vật lại trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng. Cho hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng là μ. Biết thời gian đi xuống bằng 1,2 lần thời gian đi lên, v0 = 4 m/s, α = 300 . Xác định hệ số ma sát μ và độ cao cực đại vật đi lên được.

Bài tập động lực học 1

ĐỀ BÀI
Một nêm có tiết diện là tam giác ABC vuông tại A, và hai mặt bên là AB và AC. Cho hai vật m1 và m2 chuyển động đồng thời không vận tốc đầu từ đỉnh A xuống hai mặt nêm như mô tả trong hình vẽ dưới đây. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10m/s2.
a) Giữ nêm cố định, thời gian hai vật m1 và m2 trượt đến các chân mặt nêm AB và AC tương ứng là t1 và t2 với t2 = 2t1. Tìm a.
b) Để t1 = t2 thì cần phải cho nêm chuyển động theo phương ngang một gia tốc a0 không đổi bằng bao nhiêu?

Bài tập nhiệt học 1

ĐỀ BÀI
Có 20g khí Hê-li biến đổi chậm từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) theo đồ thị dưới đây. Tìm nhiệt độ lớn nhất mà khí đạt được trong quá trình. Biết ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 1atm), một mol khí bất kì luôn có thể tích là 22,4 lít.

Bài tập động học 3

ĐỀ BÀI
Từ hai bến sông A và B cách nhau 1km trên cùng một bờ sông có hai ca-nô cùng khởi hành. Khi nước không chảy, do sức đẩy của động cơ, ca-nô A chạy song song với bờ về phía B với tốc độ 24km/h, còn ca-nô B chạy vuông góc với bờ với bờ với tốc độ 18km/h. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai ca-nô trong quá trình chuyển động nếu nước chảy với tốc độ 6km/h từ A đến B. Biết sức đẩy của động cơ các ca-nô không đổi và sông đủ dài và rộng.

Bài tập động học 2

ĐỀ BÀI
Sườn dốc dài là một mặt phẳng nghiêng góc 300 với phương ngang. Khẩu pháo đặt trên đỉnh dốc bắn ra một viên đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 36m/s. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s2.
a) Viên đạn rơi xuống sườn dốc ở vị trí cách đỉnh dốc bao xa và với vận tốc bao nhiêu?
b) Tính khoảng cách lớn nhất giữa viên đạn và mặt dốc trong quá trình đạn bay?

Bài tập dao động cơ 7

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số góc. Biết tổng biên độ của hai chất điểm là 4cm. Tại một thời điểm nào đó li độ và vận tốc của hai chất điểm lần lượt là x1, v1 và x2, v2 thỏa mãn hệ thức x1v2+x2v1=8(cm2/s). Tần số góc nhỏ nhất của hai chất điểm là
A. 2 rad/s.
B. 1 rad/s.
C. 5 rad/s.
D. 3 rad/s.

Bài tập dao động cơ 6

ĐỀ BÀI
Hai vật thực hiện dao động điều hòa cùng tần số với biên độ lần lượt là 42,0 mm và 70,0 mm trên hai đường thẳng song song (sát nhau) có gốc tọa độ cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng nói trên. Biết rằng hai vật gặp nhau tại điểm có li độ x0 = -18 mm và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật trong quá trình dao động là
A. 105,6 mm.
B. 110,0 mm.
C. 108,6 mm.
D. 115,2 mm.

Bài tập dao động cơ 5

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. $10\sqrt {30} $ cm/s.
B. $20\sqrt 6 $ cm/s.
C. $40\sqrt 2 $ cm/s.
D. $40\sqrt 3 $ cm/s.

Sửa lỗi không chạy được bài giảng Presenter sau khi xuất bản

Các thầy cô giáo có thể bắt gặp lỗi không chạy được bài giảng Presenter sau khi xuất bản. Để khắc phục lỗi này các thầy cô làm như sau:

+ Trước hết hãy cài đặt Flash Player cho máy, cái này miễn phí và cài rất nhanh nếu có kết nối mạng.

Bỏ dấu gạch màu soát lỗi khi soạn thảo văn bản trên Word

Khi soạn thảo văn bản trên Microsoft Word, ta có thể gặp những từ bị gạch chân bằng một nét uốn lượn màu đỏ hoặc màu xanh. Đây là do công cụ soát lỗi của Office đang hoạt động, với văn bản tiếng Anh sẽ rất hữu ích vì nó giúp ta nhanh chóng phát hiện các từ bị đánh máy sai. Tuy nhiên với văn bản tiếng Việt se rất khó chịu vì gần như cả toàn bộ văn bản sẽ bị gạch chân màu đỏ. Để bỏ các dấu gạch chân soát lỗi, các bạn hãy bấm chọn thực đơn File, bấm tiếp mục Options. Trong hộp thoại hiện ra, các bạn chọn thẻ Proofing rồi bỏ hết các dấu kiểm trong mục When correcting spelling and grammar in Word.

Con lắc lò xo (1)

Tài liệu này sưu tầm và giới thiệu gần 70 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm cơ bản về dao động điều hòa của con lắc lò xo. Các bài tập được sắp xếp theo các chủ đề như: các đại lượng đặc trưng của con lắc lò xo; cắt ghép lò xo; lực đàn hồi và lực kéo về; chiều dài của lò xo và đều là các bài tập cơ bản. Các dạng bài tập nâng cao về con lắc lò xo sẽ giới thiệu với các bạn ở một tài liệu sau. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình dạy học chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.

Bài tập các định luật bảo toàn 2

ĐỀ BÀI
Một chiếc xà lan dài 8(m) nặng 200kg đang nằm yên trên mặt nước phẳng lặng. Có hai người đứng ở hai đầu của xà lan, một người nặng 75kg còn người kia nặng 45kg. Tính độ dịch chuyển của xà lan nếu hai người đi ngược chiều nhau để đổi chỗ cho nhau? Bỏ qua sức cản của nước.