Đại cương về sóng cơ

Tài liệu sưu tầm và giới thiệu gần 60 câu trắc nghiệm lý thuyết và bài tập đại cương sóng cơ. Các bài tập được phân loại theo hệ thống và các dạng toán, bao gồm các bài tập cơ bản và nâng cao. Các dạng bài tập gồm bài tập về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ, bài tập về phương trình sóng, bài tập về độ lệch pha, .... Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích phần nào cho các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong việc dạy học để ôn thi THPT quốc gia.

Bài tập dòng điện xoay chiều 6

ĐỀ BÀI
Một máy bơm nước hoạt động ở mạng điện sinh hoạt có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V và bơm nước từ một hồ nước lên một bể chứa có thể tích 1800 lít ở độ cao 20m so với mặt hồ. Biết hệ số công suất của máy bơm là 0,7 và điện trở trong của máy bơm là 7W. Máy bơm này có thể bơm đầy một bể nước 1800 lít đó trong 10 phút. Các ống dẫn nước có tiết diện tròn đường kính 27mm. Tính hiệu suất của động cơ này nếu bỏ qua mọi ma sát? Lấy g = 10m/s2.

Bài tập dòng điện xoay chiều 5

ĐỀ BÀI
Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U$\sqrt 2 $cos(2pft), trong đóng U có giá trị không đổi, f có thể thay đổi được. Khi f = f1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ có giá trị bằng U, mạch tiêu thụ công suất bằng 3/4 công suất cực đại. Khi tần số của dòng điện là f2 = f1 + 50Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm có giá trị bằng U. Tần số dòng điện khi xảy ra cộng hưởng là gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 50Hz.
B. 60Hz.
C. 70Hz.
D. 80Hz.

Bài tập dòng điện xoay chiều 4

Đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm ba linh kiện cuộn cảm thuần, điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự. M là điểm giữa cuộn cảm và điện trở, N là điểm giữa điện trở và tụ điện. Biết R=60Ω, ZL=60$\sqrt 3 $Ω, ZC=20$\sqrt 3 $Ω và khi uAN có giá trị bằng 60V thì uMB có giá trị bằng 40$\sqrt 3 $V. Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch này là
A. 100,0V.
B. 173,2V.
C. 150,0V.
D. 102,5V.

Bài tập dòng điện xoay chiều 3

ĐỀ BÀI
Đoạn mạch trong hình vẽ dưới đây được đặt vào một điện áp xoay chiều. 
Khi đó vôn kế chỉ 90V, điện áp uAN lệch pha 5π/6 rad và điện áp uAP lệch pha π/6 rad so với uNP. Đồng thời UAN = UPB. Giá trị điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là
A. 180,0V.
B. 90,0V.
C. 127,3V.
D. 63,6V.

Bài tập động học 5

ĐỀ BÀI
Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30ph, người đó dừng lại 15ph rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến B theo dự kiến?

Bài tập động học 4

ĐỀ BÀI
Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe (1) đi liên tục không nghỉ với vận tốc không đổi 15km/h. Xe (2) khởi hành sớm hơn 1h nhưng dọc đường phải nghỉ 2h. Hỏi xe (2) phải có vận tốc bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe (1)?

Bài tập sóng cơ 7

ĐỀ BÀI
Cho hai nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình lần lượt là: u1 = acos(10πt), u2 = acos(10πt + π/3). Biết vận tốc truyền sóng v = 20cm/s và khoảng cách hai nguồn là L = 16,8cm. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn khi có giao thoa sóng.

Bài tập sóng cơ 6

ĐỀ BÀI
Trong thí nghiệm giao thoa sóng người ta tạo ra trên mặt nước 2 nguồn sóng A, B dao động với phương trình uA = 5cos10pt (cm). uB = 5cos(10pt + p) cm, tốc độ truyền sóng là 20 cm/s. Coi biên độ của mối sóng là không đổi khi truyền đi. Viết phương trình dao động tại điểm M cách A, B lần lượt 7 cm và 10 cm.

Bài tập sóng cơ 5

ĐỀ BÀI
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f=10(Hz), vận tốc truyền sóng 2(m/s). Gọi M là một điểm  nằm trên đường vuông góc với AB tại đó phần tử chất lỏng dao động với biên độ cực đại khi có giao thoa sóng. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là
A. 20cm.
B. 30cm.
C. 40cm.
D. 50cm.

Bài tập sóng cơ 4

ĐỀ BÀI
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA=3cos(40πt + π/6)cm; uB=4cos(40πt + 2π/3)cm. Cho biết tốc độ truyền sóng là 40cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R=4cm. Tính số điểm dao động với biên độ 5cm có trên đường tròn khi có giao thoa sóng?

Bài tập dao động cơ 15

ĐỀ BÀI
Một con lắc đơn dài 20cm treo tại một điểm cố định. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1rad về bên phải rồi truyền cho con lắc vận tốc 14cm/s theo phương vuông góc với dây treo về phía vị trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hoà, viết phương trình dao động đối với li độ dài của con lắc? Chọn gốc toạ độ O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng sang phải, mốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất. Cho g = 9,8m/s2.

Bài tập sóng cơ 3

ĐỀ BÀI
Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên mặt chất lỏng phát ra hai dao động cùng pha, cùng biên độ là a. Biết S1S2 = 10,5λ. Hỏi khi có giao thoa sóng thì trên đoạn nối S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ A = a?

Bài tập dao động cơ 14

ĐỀ BÀI
Con lắc đơn gồm dây mảnh dài  ℓ = 1 m, có gắn quả cầu nhỏ m = 50 g được treo vào trần một toa xe đang chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc a = 3 m/s2. Lấy g =10 m/s2.
a) Xác định vị trí cân bằng của con lắc.
b) Tính chu kỳ dao động của con lắc.

Bài tập dao động cơ 13

ĐỀ BÀI
Một con lắc đơn có m = 2g và một sợi dây mảnh dài l được kích dao động điều hoà. Trong khoảng thời gian Dt con lắc thực hiện được 40 dao động, khi tăng chiều dài con lắc thêm 7,9cm thì cũng trong khoảng thời gian đó con lắc thực hiện được 39 dao động. Lấy g = 10m/s 2.
a) Tính chiều dài ban đầu của con lắc
b) Để sau khi tăng thêm chiều dài con lắc vẫn có chu kì dao động như cũ, người ta truyền cho vật một điện tích q = 0,5.10–8 C rồi cho nó dao động điều hòa trong điện trường đều mà véc tơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng. Xác định chiều và độ lớn của vec tơ cường độ điện trường đó.