Bài tập vật lý THCS 1

ĐỀ BÀI
Nhà bạn Công có sử dụng một chiếc bình nước nóng mặt trời loại 200 lít. Vào một ngày nắng mùa hè, bạn Công dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước vào lúc 8h sáng và lúc 2h chều. Kết quả lần lượt là 290C và 650C. Biết nước có khối lượng riêng là 4200 J/(kg.0C) và không đổi theo nhiệt độ. Tấm thu nhiệt của bình nước nóng có diện tích bề mặt là 2,5m2.
a) Tính nhiệt lượng mà nước trong bình đã hấp thụ được trong thời gian giữa hai lần đo trên.
b) Năng lượng mặt trời mà 1m2 diện tích ở mặt đất nhận được trong 1s vào mùa hè có giá trị trung bình là 1,44.103J. Tính hiệu suất của bình nước nóng mặt trời nhà bạn Công.
c) Năng lượng từ Mặt Trời được truyền đến nước trong bình chứa theo những quá trình nào?

Bài tập dòng điện xoay chiều 12

ĐỀ BÀI
Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos(100πt) vào mạch điện gồm cuộn dây, tụ điện C và điện trở R mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng của tụ điện C, điện trở R là UC=UR=80V, dòng điện sớm pha hơn điện áp của mạch là π/6rad và trễ pha hơn điện áp cuộn dây là π/3rad. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch có giá trị:
A. 117,1V.
B. 160,0V.
C. 109,3V.
D. 113,1V.

Bài tập dòng điện xoay chiều 11

ĐỀ BÀI:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC (L thuần cảm) một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 200cost)V. Điều chỉnh ω = ω1 = 100π(rad/s) thì thấy cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch. Tiếp tục điều chỉnh ω = ω2 = 100$\sqrt 3 $π(rad/s) thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm cực đại. Tính giá trị cực đại đó?

Bài tập sóng cơ 8

ĐỀ BÀI
Trên mặt hồ nước yên lặng, tại hai điểm A và B cách nhau 3m có hai nguồn đồng bộ giống nhau dao động theo phương vuông góc với mặt nước có tần số 1Hz. Các sóng hình sin lan truyền trên mặt nước với tốc độ 1,2m/s. Gọi O là trung điểm của đoạn AB. Gọi M là một điểm rất xa so với khoảng cách AB. Khi M nằm trên đường cực tiểu gần trung trực của AB nhất thì OM tạo với đường trung trực của đoạn AB một góc là
A. 23,580.
B. 11,540
C. 14,320.
D. 9,120.

Bài tập dòng điện xoay chiều 10

ĐỀ BÀI
Cho đoạn mạch như hình. 
Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch có biểu thức u = 240$\sqrt 2 $cos(100pt) V, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch I = 1A, uMB và uAM lệch pha nhau p/3, uMB và uAB lệch pha nhau p/6, uAN và uAB lệch pha nhau p/2. Điện trở của cuộn dây.
A. 40$\sqrt 3 $W.
B. 40W.
C. 20$\sqrt 3 $W
D. 20W

Bài tập dao động cơ 16

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, dọc theo hai đường thẳng song song và cách nhau đoạn a = 5 cm, vị trí cân bằng của chúng nằm trên đường vuông góc chung và có đồ thị dao động như hình vẽ dưới đây. 
Biết rằng gia tốc của chất điểm (1) có độ lớn cực đại bằng 7,5 m/s2 (lấy p2 =10). Khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động gần với giá trị nào dưới đây nhất?
A. 10,5 cm.
B. 7,5 cm.
C. 6,5 cm.
D. 8,7 cm

Bài tập dòng điện xoay chiều 9

ĐỀ BÀI
Đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần R, tụ điện dung kháng 50W và cuộn dây có điện trở 50$\sqrt 3 $W và cảm kháng 50W mắc nối tiếp theo thứ tự. M là điểm giữa tụ điện và cuộn dây. Biết uAM  và uMB lệch pha nhau 750. Điện trở R có giá trị bằng
A. 40,3W.
B. 50,0W.
C. 25,0W.
D. 86,6W.

Bài tập dòng điện xoay chiều 8

ĐỀ BÀI
Đặt một điện áp u=U0cos(ωt) với ω không đổi vào đoạn mạch AB gồm các đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp. Giữa hai điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có điện trở r và giữa NB là tụ điện C. Khi R = 75  thì đồng thời có biến trở R tiêu thụ công suất cực đại và thêm bất kỳ tụ điện C’ nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ điện C vẫn thấy UNB giảm. Biết các giá trị r, ZL, ZC và tổng trở Z là các số nguyên và U0 = 150$\sqrt 2 $V. Tính r, ZL và ZC?

Bài tập dòng điện xoay chiều 7

ĐỀ BÀI
Đoạn mạch AB ở hình vẽ dưới đây gồm cuộn dây không cảm thuần, tụ điện có điện dung C=0,368.10–4F và điện trở thuần có thể thay đổi giá trị. Điện áp giữa hai điểm A và B có biểu thức: uAB=25$\sqrt 6 $cos(100pt)V.
a) Thay đổi điện trở R để cho công suất tiêu thụ trong đoạn mạch MB là cực đại. Chứng minh rằng khi đó điện áp hiệu dụng UAN = UNB.
b) Với một giá trị R xác định, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng 0,5A; UAN trễ pha góc p/6 so với UAB; UAM lệch pha góc p/2 so với UAB. Xác định điện trở thuần r của cuộn dây.

Đại cương về sóng cơ

Tài liệu sưu tầm và giới thiệu gần 60 câu trắc nghiệm lý thuyết và bài tập đại cương sóng cơ. Các bài tập được phân loại theo hệ thống và các dạng toán, bao gồm các bài tập cơ bản và nâng cao. Các dạng bài tập gồm bài tập về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ, bài tập về phương trình sóng, bài tập về độ lệch pha, .... Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích phần nào cho các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong việc dạy học để ôn thi THPT quốc gia.

Bài tập dòng điện xoay chiều 6

ĐỀ BÀI
Một máy bơm nước hoạt động ở mạng điện sinh hoạt có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V và bơm nước từ một hồ nước lên một bể chứa có thể tích 1800 lít ở độ cao 20m so với mặt hồ. Biết hệ số công suất của máy bơm là 0,7 và điện trở trong của máy bơm là 7W. Máy bơm này có thể bơm đầy một bể nước 1800 lít đó trong 10 phút. Các ống dẫn nước có tiết diện tròn đường kính 27mm. Tính hiệu suất của động cơ này nếu bỏ qua mọi ma sát? Lấy g = 10m/s2.

Bài tập dòng điện xoay chiều 5

ĐỀ BÀI
Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = U$\sqrt 2 $cos(2pft), trong đóng U có giá trị không đổi, f có thể thay đổi được. Khi f = f1 thì điện áp hiệu dụng trên tụ có giá trị bằng U, mạch tiêu thụ công suất bằng 3/4 công suất cực đại. Khi tần số của dòng điện là f2 = f1 + 50Hz thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm có giá trị bằng U. Tần số dòng điện khi xảy ra cộng hưởng là gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 50Hz.
B. 60Hz.
C. 70Hz.
D. 80Hz.

Bài tập dòng điện xoay chiều 4

Đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm ba linh kiện cuộn cảm thuần, điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự. M là điểm giữa cuộn cảm và điện trở, N là điểm giữa điện trở và tụ điện. Biết R=60Ω, ZL=60$\sqrt 3 $Ω, ZC=20$\sqrt 3 $Ω và khi uAN có giá trị bằng 60V thì uMB có giá trị bằng 40$\sqrt 3 $V. Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch này là
A. 100,0V.
B. 173,2V.
C. 150,0V.
D. 102,5V.

Bài tập dòng điện xoay chiều 3

ĐỀ BÀI
Đoạn mạch trong hình vẽ dưới đây được đặt vào một điện áp xoay chiều. 
Khi đó vôn kế chỉ 90V, điện áp uAN lệch pha 5π/6 rad và điện áp uAP lệch pha π/6 rad so với uNP. Đồng thời UAN = UPB. Giá trị điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là
A. 180,0V.
B. 90,0V.
C. 127,3V.
D. 63,6V.

Bài tập động học 5

ĐỀ BÀI
Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30ph, người đó dừng lại 15ph rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến B theo dự kiến?

Bài tập động học 4

ĐỀ BÀI
Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe (1) đi liên tục không nghỉ với vận tốc không đổi 15km/h. Xe (2) khởi hành sớm hơn 1h nhưng dọc đường phải nghỉ 2h. Hỏi xe (2) phải có vận tốc bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe (1)?

Bài tập sóng cơ 7

ĐỀ BÀI
Cho hai nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình lần lượt là: u1 = acos(10πt), u2 = acos(10πt + π/3). Biết vận tốc truyền sóng v = 20cm/s và khoảng cách hai nguồn là L = 16,8cm. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn khi có giao thoa sóng.

Bài tập sóng cơ 6

ĐỀ BÀI
Trong thí nghiệm giao thoa sóng người ta tạo ra trên mặt nước 2 nguồn sóng A, B dao động với phương trình uA = 5cos10pt (cm). uB = 5cos(10pt + p) cm, tốc độ truyền sóng là 20 cm/s. Coi biên độ của mối sóng là không đổi khi truyền đi. Viết phương trình dao động tại điểm M cách A, B lần lượt 7 cm và 10 cm.

Bài tập sóng cơ 5

ĐỀ BÀI
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f=10(Hz), vận tốc truyền sóng 2(m/s). Gọi M là một điểm  nằm trên đường vuông góc với AB tại đó phần tử chất lỏng dao động với biên độ cực đại khi có giao thoa sóng. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là
A. 20cm.
B. 30cm.
C. 40cm.
D. 50cm.

Bài tập sóng cơ 4

ĐỀ BÀI
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA=3cos(40πt + π/6)cm; uB=4cos(40πt + 2π/3)cm. Cho biết tốc độ truyền sóng là 40cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R=4cm. Tính số điểm dao động với biên độ 5cm có trên đường tròn khi có giao thoa sóng?

Bài tập dao động cơ 15

ĐỀ BÀI
Một con lắc đơn dài 20cm treo tại một điểm cố định. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1rad về bên phải rồi truyền cho con lắc vận tốc 14cm/s theo phương vuông góc với dây treo về phía vị trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hoà, viết phương trình dao động đối với li độ dài của con lắc? Chọn gốc toạ độ O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng sang phải, mốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất. Cho g = 9,8m/s2.

Bài tập sóng cơ 3

ĐỀ BÀI
Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên mặt chất lỏng phát ra hai dao động cùng pha, cùng biên độ là a. Biết S1S2 = 10,5λ. Hỏi khi có giao thoa sóng thì trên đoạn nối S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ A = a?

Bài tập dao động cơ 14

ĐỀ BÀI
Con lắc đơn gồm dây mảnh dài  ℓ = 1 m, có gắn quả cầu nhỏ m = 50 g được treo vào trần một toa xe đang chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc a = 3 m/s2. Lấy g =10 m/s2.
a) Xác định vị trí cân bằng của con lắc.
b) Tính chu kỳ dao động của con lắc.

Bài tập dao động cơ 13

ĐỀ BÀI
Một con lắc đơn có m = 2g và một sợi dây mảnh dài l được kích dao động điều hoà. Trong khoảng thời gian Dt con lắc thực hiện được 40 dao động, khi tăng chiều dài con lắc thêm 7,9cm thì cũng trong khoảng thời gian đó con lắc thực hiện được 39 dao động. Lấy g = 10m/s 2.
a) Tính chiều dài ban đầu của con lắc
b) Để sau khi tăng thêm chiều dài con lắc vẫn có chu kì dao động như cũ, người ta truyền cho vật một điện tích q = 0,5.10–8 C rồi cho nó dao động điều hòa trong điện trường đều mà véc tơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng. Xác định chiều và độ lớn của vec tơ cường độ điện trường đó.

Bài tập dao động cơ 12

ĐỀ BÀI
Cho hai dao động điều hòa cùng phương với các phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + 0,35) cm  và  x2 = A2cos(ωt – 1,57) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình là  x = 20cos(ωt + φ) cm. Giá trị cực đại của (A1 + A2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm.
D. 35 cm.

Bài tập dao động cơ 11

ĐỀ BÀI
Tổng hợp hai dao động x1 = 4cos(ωt + p/3)cm và x2 = A2cos(ωt + φ2)cm được dao động có phương trình là x = 2cos(ωt + φ)cm. Biết  φ – φ2 = p/2. Tính giá trị của A2 và φ?

Bài tập tĩnh học 1

ĐỀ BÀI
Một vật có trọng lượng P = 100N được giữ đứng yên trên mặt phẳng nghiêng góc α bằng lực F có phương nằm ngang như hình vẽ dưới đây. Biết tanα = 0,5 và hệ số ma sát trượt µ = 0,2 . Lấy g = 10 m/s2. Tính giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của F

Con lắc đơn chịu thêm lực phụ

Bình thường con lắc đơn dao động trong trường trọng lực P có gia tốc trọng trường là g. Nếu con lắc đơn chịu thêm một lực phụ F nữa thì ta coi như con lắc đơn dao động trong một trường trọng lực biểu kiến P' là hợp lực của trọng lực P và lực phụ F. Dạng bài toán này thuộc loại những bài tập nâng cao trong các đề thi đại học cao đẳng ngày trước và đề thi THPT quốc gia bây giờ. Tài liệu này sưu tầm và giới thiệu hơn 20 bài tập trắc nghiệm liên quan đến dạng bài tập về con lắc đơn chịu tác dụng của lực phụ, bao gồm lực quán tính, lực điện trường và lực đẩy Ác-si-mét. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích phần nào cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong quá trình ôn tập và giảng dạy.

Bài tập dao động cơ 10

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai quỹ đạo gần trùng nhau có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(4πt) cm và x2 = 4sin(4πt) cm. Xác định thời điểm:
a) hai chất điểm gần nhau nhất lần đầu tiên.
b) hai chất điểm cách nhau xa nhất lần đầu tiên. Tính khoảng cách lớn nhất giữa chúng.

Bài tập dao động cơ 9

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 1,2s. Trong một chu kì, nếu tỉ số của thời gian lò xo dãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi ngược chiều lực kéo về là
A. 0,2 s
B. 0,1 s
C. 0,3 s
D. 0,4 s

Bài tập dao động cơ 8

ĐỀ BÀI
Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4pt + p/6) cm. Tìm thời điểm lần thứ 2015 vật qua vị trí x=2cm kể từ lúc t=0?

Bài tập động lực học 2

ĐỀ BÀI
Một vật nhỏ được truyền cho vận tốc ban đầu bằng v0 hướng dọc theo mặt phẳng nghiêng để đi lên trên một mặt phẳng nghiêng, góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng với phương nằm ngang là α. Khi vật đi lên đến điểm cao nhất vật lại trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng. Cho hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng là μ. Biết thời gian đi xuống bằng 1,2 lần thời gian đi lên, v0 = 4 m/s, α = 300 . Xác định hệ số ma sát μ và độ cao cực đại vật đi lên được.

Bài tập động lực học 1

ĐỀ BÀI
Một nêm có tiết diện là tam giác ABC vuông tại A, và hai mặt bên là AB và AC. Cho hai vật m1 và m2 chuyển động đồng thời không vận tốc đầu từ đỉnh A xuống hai mặt nêm như mô tả trong hình vẽ dưới đây. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10m/s2.
a) Giữ nêm cố định, thời gian hai vật m1 và m2 trượt đến các chân mặt nêm AB và AC tương ứng là t1 và t2 với t2 = 2t1. Tìm a.
b) Để t1 = t2 thì cần phải cho nêm chuyển động theo phương ngang một gia tốc a0 không đổi bằng bao nhiêu?

Bài tập nhiệt học 1

ĐỀ BÀI
Có 20g khí Hê-li biến đổi chậm từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) theo đồ thị dưới đây. Tìm nhiệt độ lớn nhất mà khí đạt được trong quá trình. Biết ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 1atm), một mol khí bất kì luôn có thể tích là 22,4 lít.

Bài tập động học 3

ĐỀ BÀI
Từ hai bến sông A và B cách nhau 1km trên cùng một bờ sông có hai ca-nô cùng khởi hành. Khi nước không chảy, do sức đẩy của động cơ, ca-nô A chạy song song với bờ về phía B với tốc độ 24km/h, còn ca-nô B chạy vuông góc với bờ với bờ với tốc độ 18km/h. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai ca-nô trong quá trình chuyển động nếu nước chảy với tốc độ 6km/h từ A đến B. Biết sức đẩy của động cơ các ca-nô không đổi và sông đủ dài và rộng.

Bài tập động học 2

ĐỀ BÀI
Sườn dốc dài là một mặt phẳng nghiêng góc 300 với phương ngang. Khẩu pháo đặt trên đỉnh dốc bắn ra một viên đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 36m/s. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s2.
a) Viên đạn rơi xuống sườn dốc ở vị trí cách đỉnh dốc bao xa và với vận tốc bao nhiêu?
b) Tính khoảng cách lớn nhất giữa viên đạn và mặt dốc trong quá trình đạn bay?

Bài tập dao động cơ 7

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số góc. Biết tổng biên độ của hai chất điểm là 4cm. Tại một thời điểm nào đó li độ và vận tốc của hai chất điểm lần lượt là x1, v1 và x2, v2 thỏa mãn hệ thức x1v2+x2v1=8(cm2/s). Tần số góc nhỏ nhất của hai chất điểm là
A. 2 rad/s.
B. 1 rad/s.
C. 5 rad/s.
D. 3 rad/s.

Bài tập dao động cơ 6

ĐỀ BÀI
Hai vật thực hiện dao động điều hòa cùng tần số với biên độ lần lượt là 42,0 mm và 70,0 mm trên hai đường thẳng song song (sát nhau) có gốc tọa độ cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng nói trên. Biết rằng hai vật gặp nhau tại điểm có li độ x0 = -18 mm và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật trong quá trình dao động là
A. 105,6 mm.
B. 110,0 mm.
C. 108,6 mm.
D. 115,2 mm.

Bài tập dao động cơ 5

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. $10\sqrt {30} $ cm/s.
B. $20\sqrt 6 $ cm/s.
C. $40\sqrt 2 $ cm/s.
D. $40\sqrt 3 $ cm/s.

Sửa lỗi không chạy được bài giảng Presenter sau khi xuất bản

Các thầy cô giáo có thể bắt gặp lỗi không chạy được bài giảng Presenter sau khi xuất bản. Để khắc phục lỗi này các thầy cô làm như sau:

+ Trước hết hãy cài đặt Flash Player cho máy, cái này miễn phí và cài rất nhanh nếu có kết nối mạng.

Bỏ dấu gạch màu soát lỗi khi soạn thảo văn bản trên Word

Khi soạn thảo văn bản trên Microsoft Word, ta có thể gặp những từ bị gạch chân bằng một nét uốn lượn màu đỏ hoặc màu xanh. Đây là do công cụ soát lỗi của Office đang hoạt động, với văn bản tiếng Anh sẽ rất hữu ích vì nó giúp ta nhanh chóng phát hiện các từ bị đánh máy sai. Tuy nhiên với văn bản tiếng Việt se rất khó chịu vì gần như cả toàn bộ văn bản sẽ bị gạch chân màu đỏ. Để bỏ các dấu gạch chân soát lỗi, các bạn hãy bấm chọn thực đơn File, bấm tiếp mục Options. Trong hộp thoại hiện ra, các bạn chọn thẻ Proofing rồi bỏ hết các dấu kiểm trong mục When correcting spelling and grammar in Word.

Con lắc lò xo (1)

Tài liệu này sưu tầm và giới thiệu gần 70 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm cơ bản về dao động điều hòa của con lắc lò xo. Các bài tập được sắp xếp theo các chủ đề như: các đại lượng đặc trưng của con lắc lò xo; cắt ghép lò xo; lực đàn hồi và lực kéo về; chiều dài của lò xo và đều là các bài tập cơ bản. Các dạng bài tập nâng cao về con lắc lò xo sẽ giới thiệu với các bạn ở một tài liệu sau. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình dạy học chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.

Bài tập các định luật bảo toàn 2

ĐỀ BÀI
Một chiếc xà lan dài 8(m) nặng 200kg đang nằm yên trên mặt nước phẳng lặng. Có hai người đứng ở hai đầu của xà lan, một người nặng 75kg còn người kia nặng 45kg. Tính độ dịch chuyển của xà lan nếu hai người đi ngược chiều nhau để đổi chỗ cho nhau? Bỏ qua sức cản của nước.

Bài tập dao động cơ 4

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo có khối lượng m = 0,1kg và độ cứng k = 10N/m nằm trên mặt phẳng ngang. Ban đầu vật đứng yên ở vị trí lò xo không biến dạng. Truyền cho vật vận tốc v= 0,2$\sqrt 5 $m/s dọc theo trục lò xo và theo hướng làm lò xo co lại. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,05. Lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn vận tốc của vật khi vật đi được 10cm.
A. 0,950m/s.
B. 0,300m/s.
C. 0,245m/s.
D. 0,060m/s.

Bài toán cực trị vật lý 10

Trong chương trình vật lí lớp 10, có khá nhiều bài tập liên quan đến việc tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một đại lượng nào đó. Các bài tập dạng này rải đều ở hầu hết các chương từ động học đến nhiệt học. Việc tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một đại lượng vật lí có thể làm theo nhiều cách khác nhau và tài liệu này sưu tầm giới thiệu những bài toán liên quan đến việc vận dụng kiến thức về cực trị hàm số bậc hai. Đây là một phương pháp giải bài tập rất hiệu quả, nhanh chóng và giúp phát huy được các năng lực toán học.

Sửa lỗi hiển thị tiếng Việt không chuẩn trên giao diện một số phần mềm

Một số phần mềm hỗ trợ giao diện tiếng Việt, như Geometer’s Sketchpad chẳng hạn nhưng khi bạn chọn chuyển sang giao diện tiếng Việt thì phông chữ tiếng Việt lại bị lỗi gây khó khăn cho thao tác sử dụng phần mềm. Để khắc phục hiện tượng này các bạn hãy vào Control Panel của Windows, chọn chế độ xem Small Icon ở chỗ View by rồi bấm vào mục Region ở danh sách phía dưới. Một hộp thoại nhỏ hiện lên, các bạn chọn thẻ Administrative rồi nhìn mục Language for non-Unicode programs xem đã phải là Vietnamese chưa, nếu chưa thì bấm nút Change system locale … để chọn thành Vietnamese.

Kiểm tra xem hệ điều hành Windows là 32 bit hay 64 bit

Để kiểm tra xem hệ điều hành Windows đang chạy trên máy tính của bạn là 32 bit hay 64 bit, các bạn có thể kích chuột phải lên biểu tượng Computer (hoặc This PC tùy theo phiên bản hệ điều hành) ở trên màn hình Desktop hoặc trong trình khám phá Windows Explorer rồi chọn Properties. Hộp thoại System hiện ra và ở dòng System type bạn sẽ đọc và biết được hệ điều hành là 32 bit hay 64 bit.

Bài tập động học 1

ĐỀ BÀI
Một đoàn tàu dài 100m, chạy đều với vận tốc 18km/h. Trên đường quốc lộ song song với đường sắt, có một chiếc xe hơi đang chạy nhanh dần đều với gia tốc là 0,5m/s2 cùng chiều với tàu, khi vừa vượt qua đoàn tàu thì xe hơi có vận tốc là 15m/s. Tính
a) thời gian xe hơi vượt qua đoàn tàu
b) vận tốc lúc xe hơi vừa đuổi kịp đoàn tàu
c) đoạn đường xe hơi phải đi để vượt qua được đoàn tàu

Bài tập từ học 2

ĐỀ BÀI
Một electron nằm giữa hai vùng từ trường đều có hai mặt giới hạn song song và cách nhau đoạn a = 3cm như hình vẽ dưới đây. Biết B1 = 0,8mT; B2 = 0,8mT và các đường sức từ của hai vùng từ trường đều vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và cùng chiều nhau. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là m = 9,1.10-31kg và e = -1,6.10-19C. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Hỏi phải truyền cho electron vận tốc v = 5.106m/s theo hướng nào để sau khi chuyển động qua vùng từ trường B2 và B1 thì electron lại quay về vị trí ban đầu và tính chu kì chuyển động của electron khi đó.

Bài tập từ học 1

ĐỀ BÀI
Có một vùng từ trường đều với cảm ứng từ B=2.10-4T giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với các đường sức từ và cách nhau đoạn b=15cm. Từ vị trí cách mặt giới hạn vùng từ trường đoạn a=3cm, một electron được bắn về phía vùng từ trường với vận tốc có phương vuông góc với các đường sức từ và hợp với mặt giới hạn vùng từ trường góc α=450 như hình vẽ dưới đây. Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là m=9,1.10-31kg và e=-1,6.10-19C. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Tính độ lớn vận tốc của electron để nó
a) ra khỏi vùng từ trường theo phương vuông góc với mặt giới hạn vùng từ trường?
b) có thể quay trở về vị trí ban đầu? Điều kiện của b khi đó là gì?

Bài tập các định luật bảo toàn 1

ĐỀ BÀI
Một vật có khối lượng 4kg ở độ cao z1=10m được thả rơi tự do (v1=0). Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10m/s2.
a) Tính cơ năng của vật?
b) Tại vị trí nào vật chuyển động với vận tốc là 5m/s?
c) Tìm vận tốc của vật khi nó có động năng bằng thế năng?

Gắn MathType vào Word 2016

Sau khi đã cài đặt MathType, nhưng mở Word 2016 và ta vẫn không thấy thực đơn của MathType xuất hiện. Các bạn hãy làm theo các bước sau

Bước 1: Kiểm tra xem Office 2016 của bạn là 32 bit hay 64 bit. Muốn vậy các bạn hãy khởi động Word lên (hoặc Exel hay PowerPoint cũng được), rồi bấm File. Chọn mục Account, rồi bấm nút About Word. Một hộp thoại hiện lên và bạn sẽ biết được Office là 32 bit hay 64 bit.

Đề ôn tập cuối năm vật lý 11 (2)

Năm học 2017 – 2018, đề thi THPT quốc gia được dự kiến là sẽ bao gồm cả nội dung chương trình vật lý lớp 12 và lớp 11. Nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và nhớ lại các kiến thức và các dạng bài tập trong chương trình vật lý lớp 11, chúng tôi sẽ giới thiệu một số đề ôn tập vật lý 11. Đề số 2 này gồm 71 câu trắc nghiệm lí thuyết và bài tập bao quát nội dung toàn bộ lớp 11. Hi vọng tài liệu này sẽ góp phần giúp đỡ các bạn học sinh lớp 12 khóa 2017 – 2018 trong quá trình ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.

Bài tập tĩnh điện học 1

ĐỀ BÀI
Một ống thủy tinh hình trụ thẳng dài 20cm, kín hai đầu, được đặt cố định và nghiêng 400 so với phương ngang tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 9,8m/s2. Bên trong ống có một quả cầu nhỏ nặng 0,1g và tích điện q=5mC. Biết đường kính của quả cầu nhỏ hơn đường kính ống thủy tinh và hệ số ma sát giữa quả cầu và thành ống là 0,06. Ban đầu quả cầu nằm yên tại đầu dưới của ống thủy tinh. Bằng một cách nào đó người ta tạo ra một điện trường đều nằm ngang và có cường độ 520V/m ở không gian xung quanh ống thủy tinh làm cho quả cầu chuyển động trong ống. Va chạm giữa quả cầu với hai đầu ống là hoàn toàn đàn hồi. Điện tích của quả cầu không bị ảnh hưởng bởi ma sát và va chạm giữa quả cầu với ống.
a) Tính quãng đường mà quả cầu đi được cho đến khi dừng lại?
b) Sau đó, người ta đột ngột đổi chiều điện trường. Tính quãng đường quả cầu đi thêm được?

Bài tập dòng điện không đổi 2

ĐỀ BÀI
Cho mạch điện như hình vẽ dưới dây, trong đó E1 = 6V; r1=1Ω; r2=3Ω; R1=R2=R3=6Ω.
a) Vôn kế V (điện trở rất lớn) chỉ 3V. Tính suất điện động E2.
b) Nếu đổi chỗ hai cực của nguồn E2 thì số chỉ vôn kế V là bao nhiêu?

Bài tập dòng điện không đổi 1

ĐỀ BÀI
Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2,5A. Dùng bếp này đun sôi được 1,25kg  nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200(J.kg–1.K–1).

Bài tập dòng điện xoay chiều 2

ĐỀ BÀI
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch L,R,C mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Điện áp hai đầu  đoạn  các  đoạn  mạch  chứa  L,R  và  R,C  lần  lượt  có  biểu  thức:  uLR = 150cos(100πt  +  π/3)V;  uRC = 50$\sqrt 6 $cos(100πt – π/12)V. Cho R = 25Ω. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng
A. 3A.
B. 3$\sqrt 2 $A.
C. 1,5$\sqrt 6 $A.
D. 1,5A.

Bài tập dòng điện xoay chiều 1

ĐỀ BÀI
Trong giờ thực hành vật lý, học sinh mắc nối tiếp một quạt điện xoay chiều với điện trở R rồi mắc hai đầu đoạn mạch này vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 380V. Biết quạt điện này có các giá trị định mức 220V-88W và khi hoạt động đúng công suất định mức thì độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu quạt và cường độ dòng điện qua nó là j, với cosj=0,8. Để quạt điện này chạy đúng công suất định mức thì R bằng
A. 354W.
B. 361W.
C. 267W.
D. 180W.

Bài tập sóng cơ 2

ĐỀ BÀI
Ba điểm A,B,C trên mặt nước là ba đỉnh của tam giác đều có cạnh 16cm trong đó hai nguồn A và B là hai nguồn phát sóng có phương trình u1= u2= 2cos(20πt)cm, sóng truyền trên mặt nước có biên độ không đổi và có tốc độ 20cm/s. Gọi I là trung điểm của AB. Khi có giao thoa sóng trên mặt nước hãy tính số điểm dao động cùng pha với điểm I trên đoạn IC (không tính điểm I)?

Bài tập sóng cơ 1

ĐỀ BÀI
Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11cm đều dao động theo phương trình u=acos(20πt)mm trên mặt nước và tạo ra giao thoa sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4m/s và biên độ mỗi sóng không đổi khi truyền đi. Điểm M gần S1 nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 một khoảng bao nhiêu?

Bài tập dao động cơ 3

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng  100g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bắn vào quả cầu A dọc theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 1m/s. Va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là 0,1 và lấy g = 10m/s2. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là bao nhiêu?

Bài tập dao động cơ 2

ĐỀ BÀI
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng m=100g gắn vào một lò xo có độ cứng k=10N/m. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn rồi thả ra. Vật đạt vận tốc cực đại lần thứ nhất tại O và vmax=60cm/s. Tính quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại.

Bài tập dao động cơ 1

ĐỀ BÀI
Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc với nhau. Biết phương trình dao động của hai chất điểm lần lượt là: x = 2cos(5πt+π/3)cm và y = $\sqrt 3 $cos(5πt+π/12)cm. Tính khoảng cách nhỏ nhất và khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động.